Nắm rõ cách nối dây điện bị đứt đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như bảo vệ các thiết bị điện trong nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các phương pháp nối dây điện an toàn, đơn giản tại nhà mà không cần đến sự giúp đỡ của thợ điện. Hãy cùng tìm hiểu các cách thức nối dây điện an toàn, đúng kỹ thuật ngay tại nhà qua thông tin chia sẻ trong bài viết sau.
Đấu nối dây điện là kỹ thuật quan trọng trong các bước xây dựng hoặc thi công lắp đặt các công trình. Nối dây điện được sử dụng khi lắp đặt hệ thống điện trong gia đình bằng cách nối các sợi dây điện lại với nhau tạo thành sự liên kết chắc chắn và đảm bảo an toàn về điện
Ngoài ra, khi đấu nối dây điện đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu về kỹ thuật và quy tắc cơ bản giúp đảm bảo an toàn về điện, giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ. Bao gồm: lựa chọn tiết diện dây phù hợp, mối nối phải chắc chắn và không bị đứt gãy, được bọc vỏ cách điện an toàn, lõi điện sạch…
Việc đấu nối dây điện đúng kỹ thuật ngoài mang lại tính thẩm mỹ cao còn tránh tình trạng rò rỉ điện hoặc làm các thiết bị điện hoạt động chậm hơn bình thường. Không chỉ vậy, việc rò rỉ điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của các thành viên trong gia đình.
Nắm rõ cách nối dây điện sẽ giúp bạn có thể tự chỉnh sửa một số thiết bị điện thông minh, đơn giản tại nhà, giảm thiểu các nguy cơ chập cháy khi sử dụng các đồ điện. Dưới đây là 5 phương pháp nối dây điện đơn giản mà bạn cần biết để đảm bảo việc nối dây được thực hiện một cách đúng kỹ thuật, an toàn,
Mối nối phân nhánh hay còn được nhiều người thợ điện lâu năm trong nghề gọi là mối nối chữ T. Kiểu nối này có thể áp dụng với dây dẫn lõi 1 sợi và dây dẫn lõi nhiều sợi.
Bạn cần bóc lớp bọc cách điện của một đầu dây nhánh bằng kìm trước khi nối, đồng thời sợi dây chính còn lại bóc lớp vỏ ở giữa dây tầm 5 – 6cm. Cách nối dây dẫn lõi 1 sợi như sau:
Bước 1: Đặt 2 phần lõi dây dẫn thành hình dấu cộng rồi tiến hành xoắn ngược đầu lõi dây nhánh từ sau ra trước.
Bước 2: Quấn ngược lại vòng qua phía sau lõi dây nhánh và dùng kìm xoắn chặt lõi dây nhánh vào lõi dây chính từ 6 – 7 vòng.
Bước 3: Kiểm tra lại mối nối đảm bảo không bị rò rỉ điện ra bên ngoài và quấn keo cách điện.
Trong trường hợp nối dây dẫn lõi nhiều sợi, bạn không cần quá lo lắng bởi các bước thực hiện vô cùng đơn giản. Cụ thể như sau:
Bước 1: Trước tiên, bạn tiến hành chia các sợi lõi của dây nhánh thành 2 phần bằng nhau rồi đặt phần lõi dây chính vào giữa.
Bước 2: Xoắn từng phần của dây nhánh lên sợi dây chính theo chiều ngược nhau, bạn có thể dùng kéo để cắt bớt phần lõi thừa để đảm bảo tính thẩm mỹ sau khi thực hành nối dây điện.
Bước 3: Kiểm tra mối nối và quấn keo cách điện.
Bạn cần bóc lớp bọc cách điện của một đầu dây nhánh bằng kìm trước khi nối, đồng thời sợi dây chính còn lại bóc lớp vỏ ở giữa dây tầm 5 – 6cm. Cách nối dây dẫn lõi 1 sợi như sau:
Bước 1: Đặt 2 phần lõi dây dẫn thành hình dấu cộng rồi tiến hành xoắn ngược đầu lõi dây nhánh từ sau ra trước.
Bước 2: Quấn ngược lại vòng qua phía sau lõi dây nhánh và dùng kìm xoắn chặt lõi dây nhánh vào lõi dây chính từ 6 – 7 vòng.
Bước 3: Kiểm tra lại mối nối đảm bảo không bị rò rỉ điện ra bên ngoài và quấn keo cách điện.
Trong trường hợp nối dây dẫn lõi nhiều sợi, bạn không cần quá lo lắng bởi các bước thực hiện vô cùng đơn giản. Cụ thể như sau:
Bước 1: Trước tiên, bạn tiến hành chia các sợi lõi của dây nhánh thành 2 phần bằng nhau rồi đặt phần lõi dây chính vào giữa.
Bước 2: Xoắn từng phần của dây nhánh lên sợi dây chính theo chiều ngược nhau, bạn có thể dùng kéo để cắt bớt phần lõi thừa để đảm bảo tính thẩm mỹ sau khi thực hành nối dây điện.
Bước 3: Kiểm tra mối nối và quấn keo cách điện.
Mối nối thẳng là kiểu nối cơ bản và đơn giản nhất, bạn chỉ cần đấu nối dây điện theo 1 đường thẳng. Đối với cách nối dây dẫn lõi 1 sợi không quá phức tạp, các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Đặt hai lõi dây song song, sau đó uốn gập phần lõi vuông góc và móc lại với nhau.
Bước 2: Xoắn một đầu lõi của dây này sang lõi dây kia rồi làm ngược lại, mỗi bên khoảng 5 – 6 vòng.
Bước 4: Kẹp hai đầu của vòng ngoài cùng bằng kìm và tiến hành vặn xoắn để siết chặt các mối nối hơn.
Bước 3: Kiểm tra độ chắc chắn của mối nối và dùng băng keo cách điện quấn phần lõi dây vừa nối lại.
Đối với kỹ thuật nối dây dẫn lõi nhiều sợi bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi các bước thực hiện tương đối đơn giản. Cụ thể là:
Bước 1: Tuốt lớp vỏ của 2 sợi dây dẫn, sau đó làm sạch phần lõi và tách sợi lõi nhỏ xòe ra.
Bước 2: Đan các sợi lõi lại với nhau và tiến hành vặn xoắn lần lượt từng bên rồi làm ngược lại, mỗi bên khoảng 4 – 5 vòng thật chắc chắn.
Bước 3: Kiểm tra các sợi lõi đã được lồng chặt vào nhau hay chưa rồi tiến hành bọc keo cách điện.
Phương pháp nối dây bằng ốc vít thường sử dụng để nối các đầu dây dẫn với các thiết bị điện như chuôi đèn, ổ cắm, phích cắm. Cùng tham khảo các bước hướng dẫn nối dây sau đây để đảm bảo an toàn khi thực hiện.
Bước 1: Tuốt vỏ cách điện của đầu dây nối khoảng 3cm hoặc bạn có thể tuốt dài hơn và gập đôi lõi lại đối với các dây có lõi nhỏ.
Bước 2: Xoắn lõi lại với nhau và cho vào lỗ vít, sau đó dùng tua vít vặn ốc lại. Bạn nên lưu ý chỉ nên vặn vừa tay, trường hợp siết quá chặt có thể làm đứt lõi và khiến dây nhanh hỏng hơn
Bước 3: Kiểm tra lại chỗ nối đồng thời đậy nắp nút cối để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Như đã biết, ổ cắm điện thông minh hay truyền thống thường có 2 hoặc 3 lỗ, khi nắm rõ cách nối dây điện vào ổ cắm sẽ giúp bạn tự thay mới mà không cần thợ sửa chữa. Các bước như sau:
Bước 1: Dùng bút thử điện kiểm tra ổ cắm và dân dẫy xem có bị hở hay rò rỉ điện hay không, sau đó tắt hết nguồn điện trước khi thực hiện đấu nối để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Dùng kéo cắt dây điện và tuốt tách vỏ dây điện bằng kìm để lớp kim loại lộ ra ngoài tầm 2cm, rồi dùng tay xoắn lõi dây đồng và hai đầu dây dẫn.
Bước 3: Ở bước này bạn hãy dùng tô vít tháo lỏng ốc vít trên thanh kim loại của ổ cắm. Sau đó, đưa hai đầu dây đồng đã xoắn ở bước 2 vào hai lỗ có sẵn trên thanh kim loại và dùng tô vít siết chặt ốc vít để cố định hai đầu dây.
Bước 4: Cuối cùng, bạn tiến hành lắp lại phần kim loại vào phần nhựa của ổ cắm rồi vặn lại ốc vít thật chặt.
Sau khi nối dây điện vào ổ cắm bạn cần đảm bảo các đấu nối vào ổ cắm phải chắc chắn. Đồng thời, phần nhựa bên ngoài của ổ cắm cũng phải được cố định cẩn thận, tránh tình trạng ổ điện bị lỏng lẻo khi sử dụng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
Trên thị trường có hai loại công tắc đó là loại 2 cực và 3 cực với cách nối dây hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là chi tiết các bước nối dây điện vào công tắc 2 cực cụ thể cho người mới, cùng tham khảo.
Bước 1: Trước tiên, bạn cần ngắt nguồn điện và kiểm tra độ an toàn của thiết bị để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình đấu nối.
Bước 2: Ở bước này, người dùng tiến hành tháo công tắc để xác định rõ vị trí 2 vít đấu nối để đặt dây điện.
Bước 3: Cắt bằng hai đầu dây để tạo mối nối dây điện rồi bóc vỏ và xoắn phần dây đồng lại.
Bước 4: Tiến hành nối dây vào công tắc, đấu hai đầu dây vào hai chân của công tắc. Ở bước này, bạn nên chọn 1 trong 2 dây nóng hoặc nguội không nên đấu 2 dây âm dương vào 2 vị trí bên trong công tắc rồi đặt công tắc nằm giữa hai sợi dây này.
Bước 5: Lắp công tắc và kiểm tra mạch điện thêm một lần nữa, sau đó cấp nguồn điện để kiểm tra phần công tắc có hoạt động bình thường hay không.
Trong trường hợp, bạn muốn nối dây điện vào công tắc 3 cực đừng bỏ qua hướng dẫn chi tiết, cụ thể sau đây:
Bước 1: Xác định vị trí cần lắp đặt rồi vạch dấu đường đi dây đồng thời phác thảo sơ đồ lắp đặt.
Bước 2: Bạn hãy khoan lỗ rồi tiến hành bắt vít vào lỗ luồn dây để lắp đặt cố định phần công tắc và thiết bị điện.
Bước 3: Đấu dây và lắp các thiết bị điện vào bảng điện, ở bước này bạn cần xác định rõ các cực của công tắc, cực chính cũng như cực chuyển nối. Ngoài ra, người dùng có thể đặt cầu chì phía trước công tắc đầu tiên để bảo vệ phần công tắc khi xảy ra sự cố mất điện.
Bước 4: Tiến hành nối dây dẫn điện từ bảng điện tới các thiết bị dùng điện.
Bước 5: Kiểm tra một lượt đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định sau khi nối xong và đảm bảo các mối nối đã chắc chắn giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị sau này.
Trong quá trình sử dụng, dây điện ở các thiết bị điện hay ở các ổ cắm có thể bị đứt do bị chuột cắn, dây điện đã sử dụng quá lâu… Dưới đây là hướng dẫn cách nối dây điện bị đứt tại nhà đúng cách và an toàn mà không phải thay dây mới để tốn kém chi phí.
Để nối dây điện bị đứt bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết dưới đây để đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật. Bao gồm:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết như trên, bạn nên chú ý một vài vấn đề sau để quá trình nối dây được đảm bảo an toàn. Cụ thể là:
Việc nối dây điện bị đứt tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết nối đúng cách, để đảm bảo mối nối bền đẹp. Nếu bạn là người không chuyên, hãy cùng tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần dùng kéo để cắt bằng đầu dây của hai đầu nối, sau đó sử dụng dao hoặc kéo để cắt vòng quanh dây, tách phần vỏ ngoài và lấy lõi đồng. Ngoài ra, người thực hiện có thể trang bị cho mình 1 chiếc kìm tuốt dây điện tự động, giúp cho việc bóc tách vỏ mau chóng dễ dàng hơn và đặc biệt hạn chế tình trạng đứt lõi dây điện.
Bước 2: Ở bước này, bạn hãy xoắn đầu dây phần lõi đồng lại, áp dụng đấu nối hai đầu dây bị đứt bằng cách đưa hai phần lõi đồng đã quấn gập chữ L, ngoắc vào nhau rồi xoắn ngược lại. Sau đó tiến hành đấu dây vào ổ cắm rồi kiểm tra độ chắc của mối nối. Cuối cùng dùng băng dính cách điện quấn riêng hai sợi dây đấu nối để cách điện và không bị chập cháy điện phải sửa chữa.
Tham khảo cách nối dây điện vào một số thiết bị khác
Cách nối dây điện bị đứt cho các thiết bị điện gia dụng tương đối đơn giản, bạn có thể tự làm tại nhà thông minh mà không cần đến thợ điện, tuy nhiên phải đảm bảo đúng quy định nếu không sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là các cách nối dây điện vào một số thiết bị khác đúng kỹ thuật mà bạn nên tham khảo để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình
Cách nối dây điện vào phích cắm
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phích cắm được sử dụng phổ biến như: phích cắm dẹt, phích cắm 3 chấu. Cách nối dây điện vào các loại phích cắm này cũng có nhiều điểm tương tự nhau và không quá phức tạp, cụ thể như sau:
Bước 1: Bạn cần ngắt nguồn điện trước khi thực hiện rồi dùng bút thử điện kiểm tra phích cắm, dây nối xem có bị rò rỉ điện không để đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Tiếp theo, tháo rời hai phần của phích cắm và dùng kéo cắt bằng hai đầu dây muốn nối vào phích cắm để tách lớp vỏ và lấy phần lõi kim loại khoảng 2cm rồi xoắn 2 đầu dây đồng lại với nhau.
Bước 2: Sử dụng tô vít nới lỏng ốc trên hai thanh kim loại của phích cắm rồi đưa lõi dây đã được xoắn vào hai lỗ có sẵn. Sau đó, dùng tô vít siết chặt ốc vít, đảm bảo dây đồng được cố định chắc chắn trong phích cắm.
Bước 3: Lắp thanh đồng vào phần nhựa phích cắm tiếp theo dùng tô vít vặn chặt ốc giữ hai nửa phích cắm lại.
Ngoài cách nối dây điện vào phích cắm, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp nối dây điện vào ổ cắm với thao tác thực hiện đơn giản, dễ nhớ. Cụ thể là:
Bước 1: Ngắt hết nguồn điện để đảm bảo an toàn trước khi nối dây điện vào ổ cắm.
Bước 2: Kiểm tra xem ổ cắm và dây dẫn có bị hở hay rò rỉ điện hay không bằng bút thử điện.
Bước 3: Dùng kìm tách vỏ dây điện để lộ lớp kim loại dài khoảng 3cm, sau đó xoắn lõi dây đồng ở hai đầu dây.
Bước 4: Tháo tất cả các con ốc trên ổ cắm, nhét hai đầu dây đồng đã xoắn vào 2 lỗ trên thanh kim loại rồi dùng tua vít xiết ốc lại để cố định hai đầu dây.
Bước 5: Lắp phần kim loại của dây điện vào phần nhựa của ổ cắm rồi tiến hành xiết ốc lại cho chắc chắn đồng thời xiết chặt phần nhựa bên ngoài ổ cắm để tránh tình trạng ổ điện bị lỏng lẻo trong khi sử dụng.
Như đã biết, công tắc 2 cực có cấu tạo cực kì đơn giản và được sử dụng phổ biến trong các mạng điện dân dụng hay các mạch điện cầu thang. Để đấu nối dây điện vào công tắc 2 cực, bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Trước tiên bạn cần chuẩn bị công tắc điện 2 cực đồng thời ngắt nguồn điện và kiểm tra độ an toàn của thiết bị,
Bước 2: Tiếp đó, tháo rời công tắc, lúc này bạn sẽ thấy 2 vít đấu nối để đặt dây điện hãy cắt hai đầu dây, bóc vỏ và tiến hành xoắn phần dây đồng lại để tạo mối nối dây điện.
Bước 3: Thực hiện đấu hai đầu dây điện vào hai chân của công tắc, người dùng nên chọn một trong hai sợi dây nóng hoặc lạnh rồi đặt công tắc nằm giữa sợi dây này.
Bước 4: Lắp lại công tắc và kiểm tra lại mạch điện rồi cấp lại nguồn điện để kiểm tra xem công tắc có hoạt động bình thường hay không.
Việc nối dây điện vào bóng đèn trái ớt không quá phức tạp với thao tác cực kỳ đơn giản. Bao gồm các bước:
Bước 1: Dùng kìm để có thể tuốt đầu dây, sau đó đấu vào đui đèn bằng mỏ hàn chì để kết nối nó được cố định với nhau.
Bước 2: Tiếp theo, bạn đấu hai dây từ bóng đèn, dây nóng đấu vào công tắc, dây nguội thì đấu trực tiếp vào nguồn điện. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra dây nóng là dây nào với bút thử điện, để có thể nối dây từ công tắc vào để đảm bảo an toàn.
Dây đồng và nhôm có khả năng dẫn điện và điện trở khác nhau bởi vậy việc đấu nối hai vật liệu dẫn điện này lại với nhau thường xảy ra rất nhiều sự cố đồng thời có thể gây ra tình trạng oxi hóa. Bạn có thể tham khảo các phương pháp nối dây điện nhôm với đồng phổ biến hiện nay như: xoắn, xiết, kẹp. Tuy nhiên khi thực hiện đấu nối xong bạn cần sử dụng dầu hắc đun nóng rồi sau đó phủ kín mối nối để đảm bảo hiệu quả sử dụng sau khi hoàn thiện.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách nối dây điện nhôm bằng ốc siết cáp nhựa với các bước thực hiện cực kỳ đơn giản. Đó là:
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM